Đóng

6 Tháng Tám, 2023

Các loại cây trong rừng ngập mặn Đất Mũi Cà Mau

Rừng ngập mặn là một khu vừa có rất nhiều loại cây sống ở các khu vực nước ngập mặn ven biển ở những vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Không phải bất kì loại cây nào cũng có thể sống được tại rừng ngập mặn và chỉ có một số những thực vật điểm hình mới có thể sinh trưởng và phát triển tốt tại đây.

Tính đến hiện nay thì ở nước ta có đến 35 loài cây ngập mặn chỉ yếu và 40 loài cây tham gia rừng ngập mặn, Ngoài những cây thân gỗ thì có có một số loại cây bụi, cây cỏ. Các loại cây sống tỏng rừng ngập mặn đều có một điểm chung đó là có bộ rễ chùm như nơm. Kiểu rễ này có thể  lan rộng ra xung quanh giúp cây bám chắc hơn dưới đất, làm giảm vận tốc của dòng chảy, tạo điều kiện cho trầm tích bồi tụ nhanh hơn ở các vùng cửa sông ven biển, làm giảm sức mạnh của các con sóng cà thiên tai bão lụt từ biển.

Dưới đây là các loại cây phổ biến trong rừng ngập mặn vùng Đất Mũi Cà Mau, quý du khách có thể tham khảo để dễ dàng nhận biết khi tham quan:

Dừa nước

Khi nhắc đến các loại cây ở rừng ngập mặn thì chắc chắn bạn không thể nào bỏ qua cái tên cây dừa nước. Thân cây dừa nước mọc ngang dưới mặt đất, chỉ có lá và cuống hoa mới mọc ở bên trên mặt nước mà thôi. Cây dừa nước thích hợp trồng ở những vùng bãi bồi cửa sông, chống xói lỏ tốt. Người ta dùng lá của cây dừa nước để che nắng che mưa, làm nhà.

Cây Dà Vôi

Dà vôi là một loại cây có gỗ màu đỏ, khá nặng, gỗ mịn và có thể sử dụng trong xây dựng. Gỗ Dà Vôi còn có thể dùng để làm đồ dùng trong gia đình, đóng tàu thuyền hoặc đốt lấy tanin.

Đước vòi

Đước vòi hay còn có cái tên gọi khác là Đâng, đây là một loại cây thân gỗ thường được trồng để chắn gió, chắn sóng, bảo vệ đê do có hệ rễ phát triển. Gỗ cây đước vòi có thể dùng làm củi, làm các dunjgg cụ sản xuất muối hoặc đốt để lấy tanin.

Đước

Đây là một cây có thân gỗ cứng, khá bền chắc và được sử dụng nhiều trong xây dựng, có vai trò chắm gió, bảo vệ vùng ven biển hiệu quả. Người ta còn dùng đước để làm củi, khi đốt sẽ cho than với nhiệt lượng cao. Vỏ có chứa nhiều tanin có thể sử dụng để nhuộm lưới, nhuộm da.

Cây Đưng

Đây là một cây gỗ nặng, có thể dùng tốt trong xây dựng, dùng làm củi và than cho nhiệt lượng cao. Người ta trồng cây Đưng vở các vùng ngập mặn để vảo vệ vùng đất xen biển, chắn gió chắn sóng hiệu quả. Vỏ của cây Đưng cũng chứa nhiều tanin có thể dùng để nhuộm lưới.

Bần ổi

Đây là một trong những loại cây phổ biến ở rừng ngập mặn, câu bần ổi có gỗ không tốt cho nên chỉ có thể sử dụng để đóng đồ tạm mà thôi. Người ta thường trồng cây bần ổi để có thể bảo vệ đê biển, chắn gió là chủ yếu.

Cóc đỏ

Cóc đỏ là một loại cây được trồng để bảo vệ những vùng đất ven sông hoặc ven biển. Gỗ của cóc đỏ có thể được dùng để làm các vật dụng thông thường hoặc làm chất đốt.

Cóc trắng

Cũng như cóc đỏ, cóc trắng đượ trồng để bảo vệ các vùng đất ven sông, ven biển, gỗ dùng để đốt than, cho tanin hoặc dùng trong xây dựng địa phương.

Cây Côi

Côi là một cây thân gỗ cứng và nó được trồng với các mục đích đơn giản, bảo vệ và chắn gió ở những vùng đất ven biển, ven sông.

Cây Cui

Đây cũng là một loại cây có mặt nhiều trong rừng ngập mặn với công dụng là chắn gió ở những vùng ven biển. Cui là loại cây gỗ cứng có thể được sử dụng để làm dụng cụ gia đình đơn giản.

Mấm trắng

Mấn trắng là một loại cây gỗ xám trắng, nó có vòng sinh trưởng rất rõ ràng và thường dễ bị các loại côn trùng, mối ăn. Mấm trắng có thể sử dụng để làm củi đốt nhưng có nhiệt lượng khá thấp, vỏ cây được sử dụng để chữa bệnh ghẻ, lá được sử dụng cho phân xanh tốt và mấm trắng có trái có thể ăn được.

Mấm biển

 Mấm biển là một loại gỗ nhỏ, có thể được sử dụng để làm củi đốt. Lá của mấm biển được sử dụng để làm phân xanh, giàu protein, cây có trái ăn được, hoa là nguồn mật ong. Vỏ và gốc cây mấm biển còn được sử dụng trong y học để chứa bệnh phong hiệu quả.

Cây giá

Giá là một cây phổ biến ở các khu rừng ngập mặn, nó có gỗ màu trắng, nhẹ, bột mịn và khá hạn chế về công dụng ngoại trừ được trồng để chắn gió ven biển. Nhựa mủ và lá cây giá rất độc, nó có thể làm mù mắt. Nhựa mủ được sử dụng để làm thuốc diệt cá. Phần rễ ít độc hơn so các phần khác của cây và thường được sử dụng để làm nút chai.

Sú cong

Sú cong là một loại thân cây gỗ thường được sử dụng để làm các dụng cụ đơn giản trong gia đình, trong xây dựng, bảo vệ các khu vực đất ở cửa sông, đất ven biển, chống xóa mòn và sạt lở do thủy triều.

Cây Su ổi

Su ổi là một trong những loại cây được trồng ở các khu rừng ngập mặn, gỗ có màu nâu xám hoặc màu hồng tùy loại. Gỗ khá nặng, bền chắc, không có vân, ít bị mối mọt ăn và được sử dụng để làm trụ mõ, làm nhà hoặc làm các đồ thủ công mỹ nghệ. Trong vỏ của cây su ổi có một hàm lượng tanin khá cao có thể được sửu dụng để nhuộm và thuộc da. Nhiều người còn trồng su ổi để chống xói lỏ và bảo vệ bờ biển.

Vẹt khoang

Cây vẹt khoang hay còn có tên gọi khác là cây vẹt trụ, loại cây này có gỗ màu đỏ, mịn, thường được sử dụng để làm đồ đạc thông thường, làm trụ mỏ, làm nhà cửa, hầm than. Đây là một loại cây được trồng phổ biến ở các rừng ngập mặn và chồi non của cây còn có thể ăn sống.

Cây vẹt dù

Vẹt dù là một cây gỗ màu nâu sáng và ít bị thay đổi do thời tiết. Gỗ của cây vẹt dù được sử dụng để làm đồ dùng trong gia đình, sử dụng trong xây dựng và hầm than có nhiệt lượng cao. Trong vỏ cây vẹt dù có nhiều Tanin sửu dụng để nhuộm vải, nhuộm lưới, thuộc da. Trụ mầm của cây vẹt dù có chứa nhiều tinh bột có thể chế biến thức ăn.

Cây vẹt đen

Vẹt đen cũng là một trong những loại cây được trồng ở rừng ngập mặn. Có thể lấy gỗ để sử dụng trong xây dựng, làm trụ mỏ, làm đồ dùng thông thường. Cây được trồng để chống xói mòn ven biển, nhiều động vật thủy sinh cũng chọn sống ở cây này. Vỏ có chứa tanin có thể dùng để thuộc da, nhuộm lưới.

Cây Trang

Một trong những loại cây được trồng ở rừng ngập mặn có thể kể đến nữa đó chính là cây Trang. Đây là cây có gỗ nhỏ, thường được sử dụng để làm đồ dùng thông thường hoặc để xây nhà. Trong cỏ cây có chứa một lượng tanin có thể được sử dụng để nhuộm lưới. Cây được trồng thành rừng để có thể bảo vệ vùng veo biến, cản sóng, cản gió.

Ngoài ra còn rất nhiều loại cây khác với số lượng ít hơn, góp phần đảm bảo đa dạng sinh học, chắn gió mưa bão nước lên, là chỗ trú của các loài sinh vật thuỷ cư, đóng góp lớn cho việc bảo tồn sinh học tại rừng ngập mặn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *